Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không và đáp án dành cho bạn!
Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không là điều không phải bàn cãi. Bên cạnh kết quả thử thai, xét nghiệm máu còn cho mẹ biết nhiều thông tin sức khỏe hữu ích khác.
Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không là vấn đề 1 số chị em quan tâm. Bởi bên cạnh thử thai bằng que thì nhiều ý kiến cho rằng xét nghiệm máu cho kết quả mang thai có độ chính xác cao.
Cơ chế chung của các biện pháp thử thai
Xét nghiệm để biết có thai thực chất là việc kiểm tra nồng độ Beta-hCG trong máu hoặc nước tiểu.
Vậy hCG là gì? HCG là viết tắt của Human Chorionic Gonadotropin – là một loại hormone được tế bào nuôi tiết ra có nhiệm vụ kích hoạt sự phát triển của các tế bào mầm của thai nhi.
Ngoài ra, hCG còn có vai trò kích thích tiết ra hormone sinh dục giúp hình thành nên giới tính của thai nhi . Hormone hCG thường xuất hiện ngay sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ trong niêm mạc tử cung.
Nồng độ hormone này cao nhất vào thời điểm thai nhi 2,5 tháng tuổi và sẽ duy trì ổn định đến khi sinh. Sự tồn tại của hormone hCG trong máu được coi là bằng chứng rõ ràng nhất của việc thai nghén.
Bên cạnh việc giúp chẩn đoán mang thai hay không, Beta-hCG còn giúp bác sĩ phát hiện được những khối tăng sinh bất thường trong thai trứng hoặc trong tử cung.
Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không?
Nguyên lý của phương pháp xét nghiệm máu phát hiện có thai sớm dựa vào nồng độ nội tiết hCG. Loại nội tiết này chỉ xuất hiện khi cơ thể người phụ nữ mang thai, do những tế bào hình thành nên nhau thai sản xuất, có chức năng nuôi dưỡng trứng sau khi thụ tinh và dính vào thành tử cung.
Xét nghiệm máu có thể đo được lượng tăng rất nhỏ của hormone này trong vòng 6 – 8 ngày sau khi thụ thai. Vì thế đây là xét nghiệm có khả năng dự đoán mang thai rất sớm, ngay từ những tuần đầu tiên.
Bảng chỉ số nồng độ hormone cho biết bạn đã thực sự có thai như sau:
- hCG < 5mlU/ml: chưa thể kết luận đã mang thai.
- hCG > 25 mlU/ml: kết luận đã mang thai.
- hCG từ 5mlU/ml đến nhỏ hơn 25 mlU/ml: cần thực hiện các xét nghiệm khác.
Lượng hCG sau mỗi ba ngày sẽ tăng lên gấp đôi và ở tuần thứ 15-16 của thai kỳ sẽ đạt mức cao nhất, sau đó giảm dần và biến mất trong vài tuần sau sinh. Trong trường hợp có thai ngoài tử cung, hCG thường có thời gian nhân đôi dài hơn.
Hoặc đối với những người thai yếu, nồng độ hCG sẽ giảm xuống nhanh chóng sau khi sảy thai, hCG ở mức rất cao thì có thể đang mang song thai, đa thai hoặc thai trứng.
Bạn có thể tham khảo bảng xem tuổi thai thông qua nồng độ Beta-hCG để biết chính xác hơn:
Tuổi thai | Nồng độ hCG theo tuổi thai |
3 tuần | 5 – 50 mIU/ml |
4 tuần | 5 – 426 mIU/ml |
5 tuần | 18 – 7.340 mIU/ml |
6 tuần | 1.080 – 56.500 mIU/ml |
7 – 8 tuần | 7.650 – 229.000 mIU/ml |
9 – 12 tuần | 25.700 – 288.000 mIU/ml |
13 – 16 tuần | 13.300 – 254.000 mIU/ml |
17 – 24 tuần | 4.060 – 165.400 mIU/ml |
Từ tuần 25 – lúc sinh | 3.640 – 117.000 mIU/ml |
Từ 4 – 6 tuần sau sinh | < 5 mIU/ml |
Quy trình tiến hành làm xét nghiệm máu để biết có thai
Để biết thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không, chị em hãy cùng tìm hiểu rõ quy trình thử thai bằng xét nghiệm máu như thế nào:
Trước khi tiến hành làm xét nghiệm máu, người mẹ không cần thiết phải nhịn ăn như các loại xét nghiệm máu thông thường khác. Thời điểm lấy máu tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng. Lưu ý trước khi lấy mẫu máu ít nhất 12 giờ, thai phụ không được uống nước chè hay các loại đồ uống có cồn.
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm máu sẽ được tiến hành tuần tự theo các bước dưới đây:
- Đầu tiên, thai phụ sẽ được yêu cầu ngồi hoặc nằm ngửa trên giường. Sau khi sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn iod 70 độ, y tá sẽ tiến hành xác định vị trí lấy máu.
- Sau đó, y tá sẽ sử dụng kim tiêm đâm vào tĩnh mạch và lấy một lượng máu vừa đủ.
- Rút kim tiêm ra, đồng thời sát khuẩn lại vị trí lấy máu với cồn iod 70 độ.
- Mẫu bệnh phẩm được đựng trong ống nghiệm chuyên dụng và được chuyển đến phòng xét nghiệm trong thời gian sớm nhất.
Lợi ích khi đi xét nghiệm máu trong thai kỳ
Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không? Bên cạnh việc biết kết quả thử thai, xét nghiệm máu khi nghi ngờ có thai còn là phương pháp đơn giản, dễ dàng thực hiện, chi phí không quá tốn kém mà còn đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai như:
- Đo nồng độ hCG chính xác sẽ giúp bác sĩ đo chính xác được độ tuổi của thai nhi và dự kiến ngày sinh chính xác hơn.
- Dựa vào nồng độ hCG các bác sĩ sẽ sàng lọc và phát hiện sớm những nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
- Giúp phát hiện sớm virus Rubella (loại virus Rubella rất nguy hiểm vì có thể gây ra dị tật cho thai nhi).
- Xét nghiệm ADN trong máu mẹ giúp chẩn đoán hội chứng Down cho trẻ.
- Xác định nhóm máu của người mẹ.
- Phát hiện bệnh thiếu máu – thiếu sắt trong thai kỳ.
- Phát hiện bệnh HIV, giang mai, tiểu đường thai kỳ , viêm gan B…
- Giúp bạn phát hiện có thai từ sớm, ngay cả khi cơ thể chưa có những dấu hiệu khác lạ.
Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không? Đến thời điểm này có thể kết luận xét nghiệm máu là cách thử thai có tính chính xác cao. Thời điểm tiến hành xét nghiệm máu tốt nhất là sau khi quan hệ tình dục từ 7 – 14 ngày. Nồng độ Beta-hCG trong máu sẽ tăng gấp 2 lần và đạt tối đa vào tuần thứ 15 – 16 của thai kỳ, sau đó giảm dần và sẽ biến mất sau khi sinh một vài tuần.
Hiếu Trung
Bạn đang tìm hiểu những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai?
Tham gia ngay cộng đồng Chuẩn bị mang thai - nơi bạn có thể tham khảo kinh nghiệm thực tế từ những thành viên khác và chia sẻ thắc mắc của bạn với Chuyên gia để chuẩn bị thật tốt cho hành trình mang thai sắp tới.
Các bài viết của SodaFoods chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Pregnancy testing https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-testing
- Pregnancy Test https://medlineplus.gov/lab-tests/pregnancy-test/
- Pregnancy Test (hCG) https://labtestsonline.org/tests/pregnancy-test-hcg
- Pregnancy Tests https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-tests
- Pregnancy Tests https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9703-pregnancy-tests Truy cập ngày 10/6/2021