Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ ngon, bổ, dễ chế biến chị em cần biết
Sau khi sinh mổ mẹ thường bị mất nhiều máu và cần có một chế độ ăn uống bổ dưỡng để có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết mổ, đồng thời có nhiều sữa cho con bú.
Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ giúp nhanh liền sẹo và đảm bảo cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Cùng tham khảo để áp dụng cho bữa ăn hàng ngày mẹ nhé!
Tình trạng của mẹ sau sinh mổ
Sinh mổ là khi người mẹ phải trải qua một cuộc phẫu thuật kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Trước đó, người mẹ sẽ được gây tê để mẹ không cảm thấy đau đớn khi phẫu thuật.
Thông thường, sinh mổ được chỉ định trong trường hợp thai quá lớn, thai ngược, vỡ ối sớm hoặc các vấn đề phát sinh khác.
1. Táo bón
Nguyên nhân dẫn đến táo bón sau sinh mổ bao gồm ảnh hưởng từ thuốc kháng sinh, mất nước, nhu động tiêu hóa giảm làm phân di chuyển khó, chế độ ăn uống và vận động chưa hợp lý.
Ở người mẹ sinh thường, táo bón cũng phổ biến nhưng độ trầm trọng kém hơn so với sinh mổ. Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ phải đủ nước, nhiều rau xanh cùng các lợi khuẩn bổ sung cho đường ruột để kích thích tiêu hóa.
2. Sữa về chậm
Do mẹ không được cho con bú ngay mà phải đợi ít nhất 2 tiếng ở phòng hồi sức. Cảm giác đau đớn ở vết mổ, ảnh hưởng từ thuốc gây tê và thuốc kháng sinh cũng làm sữa về chậm hơn, đôi khi là mất sữa tạm thời. Vì thế thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ phải chứa nhiều thực phẩm lợi sữa.
3. Mất nhiều thời gian phục hồi
Vết mổ dài hơn rất nhiều so với vết rạch ở tầng sinh môn khi sinh thường. Người mẹ phải mất hơn 1 tuần để vết thương liền chắc, 2 – 3 tháng để tạo sẹo.
Các cảm giác đau ở vết mổ sẽ vẫn thỉnh thoảng xuất hiện cho đến khi chúng được 1 năm. Trong khi đó, vết khâu do sinh thường chỉ mất 1 tháng để hồi phục.
Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ cho người mẹ phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để các vết thương mau lành lại. Những thực phẩm có hại cho vết thương như đồ nếp, rau muống, đồ uống có ga, có cồn, các loại rau củ gia vị và mỡ động vật nên tránh. Thực đơn sau sinh mổ phải đảm bảo đủ dưỡng chất.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ
Mổ lấy thai thường để lại một vết mổ lớn phía dưới bụng và có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ. Dưới tác động của ca mổ cũng như thuốc gây mê hoạt động co bóp của nhu động ruột bị chậm lại, dạ dày và ruột bị xáo trộn tạm thời nên mẹ cần đặc biệt thận trọng trong việc ăn uống.
Thông thường, trong vòng 6 tiếng đầu tiên kể từ lúc kết thúc ca mổ, sản phụ thường chỉ được phép uống nước lọc, truyền nước hoặc ăn một chút cháo loãng. Sau khi xì hơi được thì mới bắt đầu chuyển qua dùng thức ăn đặc và đến ngày thứ 2 có thể trở về chế độ ăn uống bình thường.
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và làm nhanh lành vết mổ sau sinh . Việc xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần phải đảm bảo tuân theo các nguyên tắc sau:
- Trong những ngày đầu sau mổ nên hầm nhừ, băm nhỏ thức ăn hoặc chia thành nhiều bữa trong ngày để giảm gánh nặng tiêu hóa cho mẹ.
- Tăng cường các thực phẩm giàu protein, chất sắt, vitamin và khoáng chất trong thực đơn để ngăn ngừa thiếu máu, làm nhanh lành tổn thương và giúp cho sức khỏe của mẹ phục hồi trong thời gian sớm nhất.
- Tránh các thực phẩm có thể gây làm mủ, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương và khiến vết mổ để lại sẹo xấu.
- Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa, có thể làm tăng tiết sữa cho con bú
- Sử dụng thực phẩm sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến thức ăn cho sản phụ
- Thức ăn cho mẹ sau sinh mổ cần phải được nấu chín.
- Bữa ăn phải có đầy đủ các nhóm chất cơ bản: Bao gồm chất đạm, đường, tinh bột và chất béo
Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ
Dựa trên những rắc rối mà mẹ sinh mổ gặp phải, chúng ta có thể đề xuất thực đơn 1 tuần cho mẹ sau sinh mổ như sau:
Sáng | Bữa phụ buổi sáng | Trưa | Bữa phụ buổi chiều | Tối | Bữa phụ buổi tối | |
Thứ 2 |
– Cháo trắng trứng muối
– 1 quả kiwi |
– 1 cốc sữa đậu nành ấm
– 1 quả na |
– Cá hồi hấp
– Thịt bò xào – Đậu bắp luộc – Cơm trắng – Vài quả mâm xôi/việt quất |
– Bánh bao nhân thịt hoặc chay
– 1 miếng dưa lưới |
– Đậu phụ rang thịt lợn
– Thịt bò xào – Bí xanh luộc – Cơm trắng/cơm gạo lứt – 1 miếng dưa hấu |
– Ngũ cốc pha sữa tươi
– Vài quả nho |
Thứ 3 |
– Bún bò
– 1 quả chuối chín |
– Ngũ cốc trộn sữa tươi
– 1 quả lựu |
– Thịt bò kho khoai tây
– Canh tôm nõn nấu đậu bắp – Rau lang luộc – Cơm trắng – Vài quả dâu tây |
– 1 quả trứng gà luộc
– 1 quả chuối chín |
– Tôm rim nghệ
– Canh bồ câu hầm hạt sen đậu xanh – Rau cải xoăn luộc – Cơm trắng/cơm gạo lứt – 1 quả cam hoặc cốc nước cam ép |
– Sữa chua dầm hoa quả |
Thứ 4 |
– Cháo gà
– 1 miếng dưa hấu |
– Bánh bao nhân đậu xanh
– 2 múi bưởi |
– Thịt gà luộc
– Canh khoai tây nấu thịt – Bông cải xanh luộc – Cơm trắng – 1 miếng xoài |
– 1 quả trứng vịt lộn
– Sữa chua dầm hoa quả |
– Cá chép kho củ cải trắng
– Canh rau ngót nấu thịt – Thịt bò xào rau bí – Cơm trắng/cơm gạo lứt – 1 miếng đu đủ chín |
– 1 cốc sữa tươi ấm hoặc sữa đặc có đường pha nước ấm
– 1 miếng dưa hấu |
Thứ 5 |
– Ngũ cốc trộn sữa tươi
– Vài quả nho |
– Canh đu đủ nấu chân giò
– 1 miếng dưa hấu |
– Thịt vịt luộc hoặc rang
– Canh cá chép nấu đậu phụ – Củ cải trắng luộc – Cơm trắng – 1/4 quả dứa |
– Ngũ cốc trộn sữa tươi
– 1 quả na |
– Chân giò hầm rim mặn
– Canh mướp nấu thịt – Măng tây xào tôm – Cơm trắng/cơm gạo lứt – 1 quả cam |
– 1 cốc sữa đậu nành
– 1 miếng dưa lưới |
Thứ 6 |
– Bún gà
– 1 miếng dưa lưới |
– 1 quả trứng vịt lộn
– 1 quả táo xanh |
– Thịt chân giò luộc
– Thịt bò hầm khoai tây – Canh rau ngót nấu thịt – Cơm trắng – 1 quả táo |
– Cua hấp
– Vài quả dâu tây |
– Sườn xào chua ngọt
– Canh nấm nấu rau củ – Lặc lè luộc – Cơm trắng/cơm gạo lứt – 1 quả chuối |
– Sữa chua dầm hoa quả |
Thứ 7 |
– Cháo đậu xanh
– Vài quả dâu tây |
– 1 quả trứng gà luộc
– 1 hũ sữa chua |
– Sung om thịt ba chỉ
– Canh cua nấu rau đay – Rau su su xào – Cơm trắng – 1 quả đào |
– 1 cái đậu phụ luộc
– Vài miếng đu đủ |
– Thịt gà luộc/rang
– Canh bí nấu thịt – Đỗ xanh luộc – Cơm trắng/cơm gạo lứt – 1 miếng dưa lưới |
– 1 cốc sữa ấm
– 1 quả táo |
Chủ nhật |
– Cháo thịt băm
– 1 quả táo |
– Canh đu đủ xanh nấu móng giò hoặc sườn non
– 1 hũ sữa chua – Vài quả nho |
– Cá hồi kho tộ
– Thịt viên nấu rau củ – Rau cải ngồng luộc – Cơm trắng – 1 quả kiwi |
– 1 cốc sữa tươi ấm hoặc sữa đặc pha nước ấm
– 1/4 quả dứa |
– Thịt kho tàu
– Canh xương nấu bí xanh – Cải làn xào thịt bò – Cơm trắng/cơm gạo lứt – 1 quả táo |
– 1 cốc sữa đậu nành ấm
– Vài quả nho |
Thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ 7 ngày trong tuần
Sau sinh mổ mẹ không nên ăn gì?
Thông thường, bắt đầu từ ngày thứ 2 kể từ lúc sinh mổ, mẹ có thể thực hiện chế độ ăn uống bình thường. Mặc dù vậy, thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ cần tránh sử dụng một số đồ ăn, thức uống nhất định trong thực đơn nếu không muốn vết mổ lâu lành và để lại sẹo. Chúng bao gồm:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Chúng gây khó tiêu, đầy bụng, tăng cân và làm tăng phản ứng viêm khiến cho vết mổ lâu lành.
- Thực phẩm sinh khí: Chẳng hạn như đồ ngọt, thức uống có ga, hành tây. Chúng làm tăng sản xuất khí trong đường ruột khiến mẹ khó chịu
- Rau muống : Sử dụng rau muống trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ sẽ khiến tổn thương dễ để lại sẹo.
- Thực phẩm có tính hàn : Chẳng hạn như rau bắp cải, ngó sen, dưa hấu, củ cải trắng. Chúng gây cản trở quá trình đông máu, làm vết mổ dễ bị chảy máu và lâu lành.
- Thức ăn cay nóng : Đồ nếp, quả vải, tiêu, ớt, mít, mận, xoài… Chúng khiến vết thương dễ tạo mủ, làm chậm tiến trình hồi phục và khiến các mẹ bị sẹo xấu.
- Thức ăn chưa được nấu chín : Thực phẩm chưa được nấu chín có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và giun sán không tốt cho sức khỏe của chị em. Trường hợp mẹ ăn những thực phẩm này rồi cho con bú cũng có thể khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy.
- Đồ ăn thô cứng: Sau sinh mổ, đường ruột của mẹ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Việc sử dụng các thức ăn thô cứng có thể làm tăng gánh nắng cho tiêu hóa và gây ra các vấn đề về đường ruột.
- Đồ uống có tính kích thích: Chẳng hạn như nước chè đặc, bia, rượu, trà sữa hay cà phê. Chúng đều ảnh hưởng đến quá trình chữa lành của vết mổ và không tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn bé. Tha y vào đó, mẹ nên uống nhiều nước ấm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.
Những lưu ý khi ăn uống cho mẹ sau sinh mổ
- Khi nấu, nên tránh các loại rau gia vị như lá lốt, rau răm, gừng tỏi, bạc hà… vì chúng có thể làm giảm lượng sữa.
- Trong một bữa không nên ăn quá no, đó chính là lý do chúng tôi chia thực đơn sau sinh mổ làm nhiều bữa.
- Rau củ chỉ nên nấu chín tới để giữ được vitamin, thịt cá phải nấu chín kỹ để loại bỏ các loại vi khuẩn và giun sán gây hại, còn hoa quả phải rửa sạch, ngâm nước muối và gọt vỏ trước khi ăn.
- Cơm gạo lứt dành cho những mẹ muốn giảm cân sau sinh.
- Mẹ có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào sức ăn của mình, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các dưỡng chất trong các thực phẩm kể trên.
- Mẹ cần tìm cách tăng cường trao đổi chất bên trong cơ thể để có thể hấp thu dinh dưỡng cũng như chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa mẹ tốt nhất. Nếu cơ thể mẹ không thể hấp thụ dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng, mẹ sẽ gặp phải tình trạng ăn bao nhiêu cũng không tăng cân hoặc dù tăng cân vèo vèo những vẫn không có sữa.
Nhìn chung người mẹ sinh mổ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn mẹ sinh thường, chẳng thế mà người ta vẫn nói sinh mổ làm tổn hại 3 năm tuổi thọ. Vì thế việc lên những thực đơn hàng ngày cho mẹ sau sinh mổ ngon, bổ dưỡng, khoa học sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục và chăm sóc bé tốt hơn.
Xem thêm:
-
https://parenting.firstcry.com/articles/diet-after-c-section-delivery-foods-to-eat-and-avoid/
Truy cập ngày 25/2/2022
Diet Plan For Mothers After a C-Section
https://www.manipalhospitals.com/blog/diet-plan-of-mothers-after-a-c-section/
Truy cập ngày 25/2/2022
Nutrition and Diet After Cesarean Birth
https://www.healthpages.org/health-a-z/nutrition-diet-after-cesarean-birth/
Truy cập ngày 25/2/2022
Cesarean After Care
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/labor-and-birth/cesarean-aftercare/
Truy cập ngày 25/2/2022
The Do’s and Don’ts of Healing from a C-Section
Truy cập ngày 25/2/2022