Mách mẹ cách giúp trẻ nhanh biết nói
Trẻ chậm nói là hiện tượng phổ biến. Nếu con chậm nói không đến từ nguyên nhân bệnh lý, mẹ thử áp dụng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói xem sao nhé.
Nhiều mẹ thường rất lo lắng khi con gần 2 tuổi mà chưa biết nói hoặc gặp khó khăn khi biểu đạt cảm xúc. Trong khi các bạn cùng tuổi đã phát âm được khá nhiều từ thì con chỉ có thể bập bẹ nói theo được 2-3 từ.
Thật ra, nếu con vẫn phát triển bình thường về thể chất, đáp ứng các tiêu chuẩn ở từng cột mốc thì mẹ không có gì phải lo lắng. Chậm phát triển ngôn ngữ không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Theo thống kê, cứ 5 trẻ thì có một trẻ chậm nói.
Đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Khi đó, mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói . Hoặc mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dạy trẻ chậm nói để cải thiện tình trạng này ở trẻ.
Tuy nhiên, mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói không áp dụng đối với trường hợp trẻ mắc bệnh tự kỷ , trẻ gặp vấn đề ở cơ miệng lưỡi hoặc khiếm khuyết về sự phát triển não bộ.
Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói
Có thể nói chữa bệnh bằng mẹo dân gian đã tồn tại từ rất lâu ở nước ta. Nhiều người đã áp dụng mẹo dân gian và khỏi bệnh hoặc chữa khỏi một số triệu chứng nào đó. Đã có rất nhiều sách về mẹo dân gian được xuất bản mà tác giả là những giáo sư hàng đầu. Tuy nhiên, không ai lý giải được tại sao những mẹo dân gian lại có tác dụng đến như vậy.
Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói đã được nhiều mẹ thử qua và rất ngạc nhiên về tính hiệu quả của nó. Mẹo chữa trẻ chậm nói như sau: sáng sớm mẹ bế con ra chợ thấy ai đang ăn gì thì giật lấy và cho con ăn. Vì đây là mẹo nên không được nói hay giải thích gì với họ mà đi thẳng về luôn sau đó.
Thật ra, một số phụ nữ lớn tuổi có thể biết về m ẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói nên họ sẽ thông cảm với mẹ. Vậy nên, mẹ nên chọn đối tượng này để “giật” đồ ăn nhé.
Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ
Để biết bé có chậm phát triển ngôn ngữ hay không, mẹ có thể đối chiếu với các cột mốc dưới đây. Nếu thật sự con chậm nói, mẹ có thể dùng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói.
1. Giai đoạn dưới 1 tuổi
– Giai đoạn 0-3 tháng
Bé biết quay về hướng phát ra giọng nói, có thể giật mình với những tiếng động bất ngờ, khóc để thể hiện bé đói hay cảm thấy khó chịu. Bé cũng có thể phát ra âm thanh để thể hiện sự thích thú.
– Giai đoạn 4-6 tháng
Bé có thể phân biệt được sắc thái tức giận hay vui vẻ trong giọng nói nghe được, ngừng khóc khi nghe có tiếng người, biết phản xạ lại với âm nhạc, phát ra âm thanh khi có người hay ở một mình.
– Bé 7-9 tháng
Bé có thể phát âm “ba ba”, “ma ma”, biết dùng cử chỉ, ngôn ngữ để diễn đạt, biết lắc đầu, gật đầu để thể hiện mong muốn.
– Giai đoạn 10-12 tháng
Bé biết thực hiện những mệnh lệnh đơn giản như “cầm lên”, “đặt xuống”, biết bập bẹ khoảng 4 âm tiết hoặc nhiều hơn, biết phát âm các âm bật nổ, âm mũi (p, b, d, m). Bé bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua tên gọi.
Bé ở tuổi này, mẹ chưa cần phải áp dụng mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói dù khả năng ngôn ngữ của bé không đạt như tiêu chuẩn chung.
<< Bạn có thể tìm hiểu thêm: https://healthcare.utah.edu/the-scope/shows.php?shows=0_6ea126lf http://www.hanen.org/helpful-info/articles/how-to-tell-if-your-child-is-a-late-talker-%E2%80%93-and-w.aspx https://www.mottchildren.org/posts/your-child/speech-and-language-development https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/toddler/Pages/language-delay.aspx https://thereader.mitpress.mit.edu/late-talking-children-interview/